Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Tia

Tia

I. Các kiến thức cần nhớ

1. Định nghĩa

Hình gồm điểm $O$ và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm $O$ được gọi là một tia gốc $O,$ còn gọi là một nửa đường thẳng gốc $O.$  

+ Khi đọc (hay viết) tên một tia, phải đọc (hay viết) tên gốc trước.

Ví dụ: Tia \(Ox\)

Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau

- Chú ý:

+ Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.

+ Hai tia $Ox,Oy$ đối nhau. Nếu điểm $A$ thuộc tia $Ox$ và điểm $B$ thuộc tia $Oy$ thì điểm $O$ nằm giữa hai  điểm $A$ và $B.$

- Hai tia trùng nhau có cùng gốc và có một điểm chung khác gốc.

Nghĩa là nếu điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\,\left( {A \ne O} \right)\) thì hai tia \(Ox\) và \(OA\) trùng nhau

- Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.

Nhận xét:

Xét ba điểm \(O;A;B\)

+ Nếu hai tia \(OA\) và \(OB\) đối nhau thì điểm \(O\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\)

+ Ngược lại, nếu điểm \(O\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì

- Hai tia \(OA;OB\) đối nhau

- Hai tia \(AO;AB\) trùng nhau; hai tia \(BO;BA\) trùng nhau

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau

Phương pháp:

+ Để nhận biết tia cần chú ý tới gốc và phần đường thẳng bị chia ra bởi gốc

+ Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau

+ Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và chung phần đường thẳng bị chia ra bởi gốc

Dạng 2: Nhận biết điểm nằm giữa hai điểm còn lại

Phương pháp:

Ta sử dụng nhận xét:

Nếu hai tia \(OA\) và \(OB\) đối nhau thì điểm \(O\) nằm giữa hai điểm\(A\) và \(B\)

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN TOÁN Lớp 6