Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Cây có hô hấp không?

Cây có hô hấp không?

I. THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH HIỆN TƯỢNG HÔ HẤP Ở CÂY

1. Thí nghiệm của nhóm Lan và Hải

- Chúng ta đã biết, khi để nước vôi trong ở ngoài không khí sau 1 thời gian sẽ xuất hiện 1 lớp váng trắng đục mỏng trên bề mặt vì trong không khí có khí cacbonic.

- Thí nghiệm:

+ Lấy 2 cốc thủy tinh đựng nước vôi trong giống nhau. Đặt lên hai tấm kính.

+ Dùng 2 chiếc chuông A và B úp lên 2 tấm kính

+ Trong chuông A có đặt một chậu cây. Chuông B chỉ có cốc nước vôi trong.

+ Chuyển 2 chuông vào trong tối.

+ Sau 6 tiếng thu được kết quả: như hình vẽ

- Nhận xét và giải thích:

Cốc nước vôi A bị đục, có váng trắng dầy: vì trong chuông A có nhiều khí cacbonic hơn: ngoài khí cacbonic của không khí còn có khí cacbonic do cây tạo ra.

Cốc nước vôi B vẫn trong, có váng trắng rất mỏng: vì trong chuông B có ít khí cacbonic của không khí.

- Kết luận: Khi không có ánh sáng cây có hiện tượng tạo ra khí cacbonic     

2. Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng

- Dựa trên cơ sở: không khí thiếu oxi thì không duy trì được sự cháy.

- Chuẩn bị: túi giấy đen, cốc thủy tinh to, cây trồng trong cốc, diêm, đóm, tấm kính

+ Bước 1: Đặt chậu cây vào trong cốc

+ Bước 2: Đậy tấm kính lên miệng cốc, dùng giấy bóng đen bọc kín lại trong 4 tiếng

+ Bước 3: Bỏ túi bóng ra, dùng que đóm đang cháy sau đó đưa vào miệng cốc.

- Hiện tượng: que đóm đang cháy bị tắt → trong cốc không có khí oxi

- Giải thích: cây đã hút hết khí oxi trong cốc và thải ra khí cacbonic → que đóm bị tắt.

* Kết luận: cây có hô hấp: sử dụng khí oxi để hô hấp và nhả ra khí cacbonic.

II. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở CÂY

- Cây cũng có hiện tượng lấy khí oxi và thả khí cacbonic như ở người và động vật.

- Cây sử dụng khí oxi để phân giải các chất hữu cơ → tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước. Hiện tượng đó gọi là hô hấp.

- Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp của cây:

Khí oxi + chất hữu cơ → năng lượng + khí cacbonic + hơi nước

- Cây hô hấp suốt ngày đêm, khi không có ánh sáng ta dễ phát hiện.

- Mọi cơ quan của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt …) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài → cây phát triển.

- Khi các cơ quan của cây hô hấp mà không tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: khi đất thiếu không khí hạt không nảy mầm, rễ có thể chết vì sự trao đổi khí bị ngừng.  

→ Trong trồng trọt, người ta sử dụng nhiều biện pháp làm cho đất thoáng (chứa nhiều không khí) → hạt và rễ hô hấp thuận lợi.

- 1 số biện pháp làm cho đất thoáng khí:

+ Điều kiện bình thường: xới, xáo đất thường xuyên để đất tơi xốp và phơi ải trước khi cấy giúp cho đất chứa được nhiều không khí hơn.

+ Khi ngập úng: cần tháo bớt nước, sau đó cũng phải xới, xáo cho đất tơi xốp, thoáng khí.

- Ý nghĩa: tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo trồng và rễ hô hấp tốt (lấy được không khí), góp phần năng cao năng suất cây trồng.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 6