Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

I. SỰ TẠO THÀNH CÂY MỚI TỪ RỄ, THÂN, LÁ Ở MỘT SỐ CÂY CÓ HOA

Ở một số cây có hoa, rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới.

* Cây rau má: khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu của thân cây xuất hiện rễ phụ và chùm lá mới → khi tách ra có thể trở thành một cây mới → Hình thức sinh sản bằng thân bò.

* Củ gừng: để củ gừng ở nơi đất ẩm, xuất hiện mầm và rễ ở trên củ gừng ban đầu → có thể mọc thành cây mới → Hình thức sinh sản bằng thân rễ.

* Củ khoai lang: để ở nơi đất ẩm sau 1 thời gian thấy mọc ra chồi → có thể phát triển thành cây mới → Hình thức sinh sản bằng rễ củ.

* Lá cây thuốc bỏng: lá cây thuốc bỏng khi rơi xuống đất ẩm, sau 1 thời gian, từ các mép lá sẽ mọc ra chồi và rễ → phát triển thành cây mới → Hình thức sinh sản bằng lá.

sinh sản sinh dưỡng

→ Một số cây trong điều kiện đất ẩm (đủ độ ẩm) có khả năng mọc thành cây mới từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

II. SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN CỦA CÂY

- Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: thân bò, rễ củ, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- Khái niệm: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá…

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN SINH Lớp 6