Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Lý thuyết về Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Lý thuyết về Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

1. Lý thuyết

*Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ hoặc cụm từ ấy.

- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

*Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

2. Ví dụ

- Chuyển câu chủ động thành câu bị động:

+ Lan vừa tặng tôi cuốn sách rất hay.

=> Tôi vừa được Lan tặng cuốn sách rất hay.

+ Người ta đã phá bỏ ngôi nhà ấy từ tháng trước.

=> Ngôi nhà ấy đã bị phá bỏ từ tháng trước.

- Các câu có từ bị, được nhưng không phải câu bị động:

+ Hôm sau, chúng tôi được đi Sa Pa.

+ Ông bị đau chân.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 7