Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phân tích chi tiết tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Phân tích chi tiết tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch: ông là nhà thơ lãng mạn cổ điển Trung Hoa.

- Giới thiệu chung về bài thơ “Tĩnh dạ tứ”: Bài thơ được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu

- Cảnh đêm trăng:

+ Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.

+ Không gian: “sàng” – đầu giường, đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, ánh trăng được cảm nhận rất gần so với vị trí của tác giả.

+ So sánh: ánh trăng – sương trên mặt đất, gợi nên hình ảnh một đêm trăng rất sáng, ánh trăng bồng bềnh như cõi tiên.

+ “Rọi”: ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường, tìm đên thi nhân như tri âm, tri kỉ giản dị mà đầy bất ngờ.

⇒ Khung cảnh rất thi vị, lãng mạn, đêm trăng huyền ảo, đẹp như ở chốn bồng lai.

- Tâm trạng của nhà thơ: “nghi” – ngỡ

+ Tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ

+ Cảm giác vừa say, vừa tỉnh, nửa thực nửa ảo

+ Sự băn khoăn, trăn trở, chứa đầy ưu tư

⇒ Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. Đó là một đêm trăng đẹp huyền ảo với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ

b. Hai câu còn lại

- “Vọng”: gồm có hai nét nghĩa:

+ Nhìn từ xa

+ Ngóng trông

- Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.

- Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.

- Ngẩng đầu: xuất hiện như một hành động tất yếu của nhà thơ để kiểm nghiệm ánh trăng đó là thật hay ảo ở hai câu thơ trên.

⇒ Tác giả nhìn ra xa để ngắm vầng trăng với tư thế hướng ngoại.

- Cúi đầu: đây không phải là cái cúi đầu để ngắm nhìn ánh trăng hay nhìn sương, mà là cái cúi đầu của nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nghĩ về quê xa.

- Tâm trạng nhà thơ được thể hiện trực tiếp: “tư cố hương”

- Nghệ thuật: đối cấu trúc ngữ pháp và đối từ loại

⇒ Tâm trạng nhớ cố hương da diết của tác giả được thể hiện qua cử chỉ, hành động, cảm xúc. Xúc cảm ấy được dồn nén và thể hiện rõ trong câu thơ cuối cùng.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: miêu tả đêm trăng đẹp và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

   + Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị mà tinh luyện, đối, kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm.

- Cảm nhận của bản thân: bài thơ truyền cho người đọc niềm xúc động chân thành và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lí.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 7