Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Phân tích chi tiết Những câu hát than thân

Phân tích chi tiết Những câu hát than thân

1. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại ca dao, dân ca (khái niệm, đặc trưng về nội dung và nghệ thuật…)

- Giới thiệu về “Những câu hát than thân” (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)

- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp của người lao động qua các bài ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa đã học trong chương trình.

2. Thân bài

a. Bài 1

- Hình ảnh cuộc đời con cò lam lũ, vất vả:

   + Từ láy giàu sức gợi hình, gợi cảm: “lận đận”.

   + Thành ngữ gợi sự vất vả, lam lũ: “lên thác xuống ghềnh”.

   + Hình ảnh đối lập: nước non – một mình, lên thác – xuống ghềnh, thân cò – thác ghềnh, bể kia đầy – sông kia cạn.

⇒ Hình ảnh con cò vất vả long đong. Đồng thời, mượn hình ảnh con cò, tác giả muốn nói lên cuộc đời long đong, cơ cực của con người trong xã hội phong kiến.

- Câu hỏi tu từ Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? cùng đại từ phiếm chỉ “ai” diễn đạt nỗi oan trái mà cò gặp phải và sự gieo neo, khó nhọc, cay đắng của người lao động xưa. Đồng thời, thể hiện thái độ bất bình với kẻ làm cho cuộc sống của người nông dân trở nên cơ cực, vất vả, lênh đênh.

⇒ Bài ca dao là lời than thân, trách phận của người nông dân trong xã hội cũ với cuộc sống long đong, lênh đênh, vất vả. Đồng thời, qua đó, tố cáo xã hội phong kiến bất công, là nỗi bất bình phản kháng của kẻ bị áp bức.

b. Bài 2

- Điệp từ “thương thay”:

   + Tô đậm thêm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc đời, số phận nhiều cay đắng, buồn tủi của người nông dân.

   + Kết nối và mở ra những nỗi thương cảm khác.

- Hình ảnh ẩn dụ:

   + Con tằm: thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lao động.

   + Lũ kiến: thương cho những thân phận nhỏ nhoi, suốt ngày vất vả, lam lũ ngược xuôi nhưng vẫn nghèo túng.

   + Hạc: cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng không có hi vọng của người lao động.

   + Con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau không đòi được lẽ công bằng của người lao động.

⇒ Bài ca dao là lời than thân, trách phận của người nông dân về cuộc sống vất vả, nghèo khổ.

c. Bài 3

- Mở đầu bằng cụm từ “thân em” vốn quen thuộc trong ca dao, dân ca khi nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Hình ảnh so sánh đặc biệt – trái bần, gợi nhiều suy nghĩ:

   + Trái bần là tên của một loại quả đồng âm với từ “bần” để chỉ sự nghèo khó. Hình ảnh trái bần trôi nổi còn bị gió dập, sóng dồi. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời lênh đênh, chìm nổi, chịu bao nhiêu sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định số phận của mình.

   + Gợi nên cuộc sống lênh đênh, chìm nổi, vô định, không biết trôi dạt về đâu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

⇒ Bài ca dao diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời cay đắng, lênh đênh, chòm nổi của người phụ nữu trong xã hội phong kiến. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình mà bị lệ thuộc vào người khác.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của “những câu hát than thân”

   + Nội dung: than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.

   + Nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ…

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 7