Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Lý thuyết về Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Lý thuyết về Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1. Lý thuyết

- Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,…

- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

2. Ví dụ

- Đoạn văn nghị luận về Lòng tự trọng:

       Lòng tự trọng có thể nói là một đức tính nền tảng để xây dựng lên những phẩm giá cao quý của một người chân chính. Lòng tự trọng xuất phát từ việc nhìn nhận cuộc sống, ta tôn trọng cuộc sống, ta tôn trọng bản thân mình. Một người có lòng tự trọng luôn cố gắng làm những điều đúng đắn, hợp với lẽ phải và biết tôn trọng người khác; ngược lại với tự ái,ta cảm thấy khó chịu khi có người nào đó góp ý với những lỗi lầm của mình. Muốn có được tính tự trọng, ta phải rèn luyện hằng ngày, vui vẻ trước những góp ý về lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng, biết phân biệt cái nào là sai trái và đúng đắn, không làm những điều có lỗi với người khác, không lừa dối và phải biết tôn trọng mọi người xung quanh. Lòng tự trọng giúp ta phát triển đạo đức, tài năng của mình, là đức tính cơ bản để trở thành một công dân mẫu mực trong cuộc sống.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 7