Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Bài viết chi tiết Viết bài tập làm văn số 2

Bài viết chi tiết Viết bài tập làm văn số 2

Đề 1: Kể về một việc tốt em đã làm.

Bài làm

       Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

       Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

       Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Song rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống gióng giả vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

       Cả lớp tốt không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được Chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi.

Bài làm

       Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

       Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

       Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

       Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

       Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

       Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

       Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

       Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

       Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Đề 3: Kể về một cô giáo hoặc thầy giáo mà em quý mến.

Bài làm

       Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.

       Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.

       Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.

       Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.

Đề 4: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi.

Bài làm

       Thời thơ ấu của tôi biết bao kỉ niệm vui, buồn và kỉ niệm không phải trong tôi là một đêm văn nghệ.

       Lần đó, trường tôi chào mừng ngàỵ Quốc tế phụ nữ. Mỗi lớp phải có một tiết mục để trình diễn. Tôi được chọn vào đội văn nghệ của lớp. Chúng tôi tập rất hăng say, rất tuyệt vời. Ai cũng hi vọng được giải nhất, sắp đến ngày trình diễn, cô mang trang phục cho chúng tôi thử. Khi đến lượt tôi, cô cười bảo: “Mai à, vì người cho thuê không đủ thời gian để may hoàn chỉnh bộ của em, nên họ đã sửa thành váy quấn rồi. Mặc nó hơi phiền hà một chút, em chịu khó nhé”. Tôi cười một cách miễn cưỡng. Tôi chỉ sợ nó làm hỏng tiết mục thôi! Và cái ngày thảm hoạ đã đến. Trước khi tiết mục của lớp tôi bắt đầu, tôi đã cẩn thận kiểm tra lại chiếc váy xoè của mình. Ngắm nó trong gương, tôi thấy mình như một nàng công chúa. Trước lúc ra sân khấu, cô còn bảo tôi: “Để cô ghim thêm mấy cái kim băng cho chắc” nhưng đang háo hức, tôi bảo cô: "Chỉ cần cái thắt lưng này là chắc lắm rồi cô ạ. Em đảm bảo không có sự cố đâu”. Bước ra sân khâu, tôi thấy mình như một nàng công chúa thực sự. Hàng trăm con mắt đang hướng lên sân khấu. Tôi cảm thấy tự hào về mình. Đoạn đầu diễn ra suôn sẻ, đoạn sau chiếc váy rực rỡ của tôi dở chứng. Nó bắt đầu lỏng dần, lỏng dần, tôi cũng biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Cái dây buộc đã không còn tác dụng. Tôi vội vàng ngồi thụp xuống, khuôn mặt đỏ bừng. Một vài tiếng cười đã cất lên. Tôi bỗng dưng muốn khóc. Bọn nó vẫn tiếp tục biểu diễn. Rồi tiếng cười ngày càng nhiều hơn, rõ hơn, một vài giọt nưồc mắt đã nhỏ xuống. Khán giả cười to lên. Tại sao lại cười công chúa như tôi chứ? Bỗng ánh đèn sân khấu vụt tắt, nhân lúc dó, tôi chạy nhanh vào sau cánh gà. Ánh sáng trở lại, mọi người lại háo hức theo dõi những tiết mục khác.

       Tôi vào phòng thay đồ nhanh chóng và lặng lẽ ra về. Mấy hôm sau, tôi mới biết cô là ân nhân của tôi, cô đã dập cầu dao để cắt điện. Cô đã cứu tôi. Bây giờ nhớ lại mới thấy ân hận vì không nghe lời cô. Kỉ niệm của tôi là như thế đấy các bạn ạ!

Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Bài làm

       Tôi tin chắc rằng bạn cùng lớp với tôi là Xtac-đi có đủ can đảm để làm như cậu bé thành Phi-ren-zê.

       Sáng nay ở trường có 2 người sung sướng: Ga-rôp-phi sướng điên lên vì được trả lại cuốn an-bom, trong đó người ta còn cho thêm ba chiếc tem nước Cộng hoà Goa-tê-ma-la nữa (cậu ao ước được thứ tem này đã ba tháng rồi), và cậu Xtac-di đứng đầu lớp sau Đê-rôt-xi thôi! Mọi người đều ngạc nhiên và hân hoan. Nào ai có thể ngờ được? Dạo tháng mười, cậu được bố đưa đến trường, mình mặc chiếc va-rơ màu lục, chật bó; bố cậu nói với thầy giáo: "Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn vì con tôi nó tối dạ lắm".

       Từ đó, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng "đầu gỗ". Nhưng về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: "hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công". Và cậu bắt đầu học: Học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế là, vì hết lòng siêng năng, trả đũa lại những kẻ chế giễu, đá những kẻ quấy rầy đi, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!

       Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì rặt những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút lầm lẫn. Chỉ nhìn cái dáng thô lùn của cậu ta, cái đầu bè bè rụt vào giữa đôi vai, hai bàn tay ngắn ngủn, to tướng, chỉ nghe tiếng nói ồm ồm của cậu, là người ta đoán ngay ra cậu có một nghị lực sắt thép. Mỗi khi nhận được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi, và trong một phấn chấn, cậu đã buột mồm hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi không hề nói năng gì với ai, không hề chơi bời với ai, lúc nào cũng ngồi ghế một mình, cằm tựa vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng bài.

       Chắc cậu đã phải làm việc nhiều lắm, cậu Xtac-đi tội nghiệp này. Sáng hôm nay, khi trao huy chương cho cậu, thầy giáo dù đang sốt ruột cũng phải thốt lên: "Hoan hô Xtac-đi! Có chí thì nên". Xtac-đi thì dường như chẳng chút nào tự hào vì thành công của mình; cậu cũng chẳng hề mỉm cười nữa, và trở về chỗ ngồi, lại tựa cằm vào hai nắm tay và càng chú ý hơn bao giờ hết.

       Nhưng cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. ông cũng to, lùn như cậu, khuôn mặt bành bạnh, tiếng nói oang oang. Vì ông không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông ta phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói rất to: "Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!", ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ. Chỉ mình Xtac-đi thì vẫn yên lặng, và đã lẩm nhẩm bài học ngày hôm sau.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 6