Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Lý thuyết về Từ mượn

Lý thuyết về Từ mượn

1. Lý thuyết

a. Khái niệm

- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt).

- Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…

- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.

b. Nguyên tắc mượn từ

- Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.

2. Ví dụ

- Từ mượn tiếng Hán: cường quốc, lập trình, thính giả.

- Từ mượn tiếng Pháp: ghi-ta, bê tông, boong ke.

- Từ mượn tiếng Anh: in-tơ-nét, ti vi, xì ke.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 6