Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Lý thuyết về Tính từ và cụm tính từ

Lý thuyết về Tính từ và cụm tính từ

1. Lý thuyết

a. Tính từ

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.

- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

- Có hai loại tính từ đáng chú ý là:

+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

b. Cụm tính từ

- Mô hình cụm tính từ:

- Trong cụm tính từ:

+ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định; …

+ Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất; …

2. Ví dụ

- Tính từ: đẹp, xấu, cao, thấp, giỏi.

- Cụm tính từ:

+ Lan là học sinh chăm chỉ nhất lớp tôi.

+ Cô ấy vẫn còn trẻ lắm!

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 6