Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn bài Danh từ (tiếp theo) siêu ngắn

Soạn bài Danh từ (tiếp theo) siêu ngắn

I. Danh từ chung và danh từ riêng:

1. Bảng phân loại:

2. Nhận xét cách viết các danh từ riêng: Viết hoa tất cả các chữ đầu tiên của mỗi tiếng làm thành danh từ riêng.

3. Quy tắc viết hoa đã học:

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của họ, đệm, tên; tên địa lí Việt Nam.

  Ví dụ: Nguyễn Thị Thu Phương, Nha Trang.

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

  Ví dụ: Ken-nơ-đi, Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Mi-xi-xi-pi.

-  Quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương,…: chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

   Ví dụ: Liên hợp quốc, Đảng cộng sản Việt Nam.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (SGK, trang 109):

- Danh từ chung: ngày xưa, miền, đất, bây giờ, nước, vị, thần, rồng, nòi, con trai, tên.

- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.

Câu 2 (SGK, trang 109):

a) Là danh từ riêng: Chim, Mây, Nước, Hoa là tên mà nhà văn đã nhân hóa như người.

b) Là danh từ riêng: Út là tên riêng của nhân vật.

c) Là tên riêng: Cháy là tên riêng của một làng.

Câu 3 (SGK, trang 110):

Viết lại danh từ riêng:

- Các từ chỉ tên người, tên địa danh: Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Hương, Bến Hải, Cửa Tùng.

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ: Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 4 (SGK, trang 110): Nghe – viết : “Ếch ngồi đáy giếng” (cả bài).

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 6