Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn bài Em bé thông minh siêu ngắn

Soạn bài Em bé thông minh siêu ngắn

Câu 1 (SGK, trang 74): 

-  Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích.

- Hình thức này có tác dụng:

+ Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.

+ Tạo tình huống để phát triển cốt truyện.

+ Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc, người nghe.

Câu 2 (SGK, trang 74): 

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

+ Lần 1: Trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.

+ Lần 2: Giải được câu đố của vua: nuôi trâu đực đẻ được bê con.

+ Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn.

+ Lần 4: Câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

- Sự thử thách càng ngày càng khó vì:

+ Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố - sứ thần nước ngoài.

+ Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn.

Câu 3 (SGK, trang 74): 

 Cách giải đố của cậu bé và điểm lí thú:

Câu 4 (SGK, trang 74): 

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyện đề cao trí thông minh dân gian.

- Nhân dân muốn khẳng định khả năng của người lao động, khẳng định khả năng và trí khôn dân gian luôn có ích và luôn được vận dụng vào thực tế.

- Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, mua vui cho người đọc, người nghe. 

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 6