Skip to main content
Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2021

Soạn bài Danh từ siêu ngắn

Soạn bài Danh từ siêu ngắn

I. Đặc điểm của danh từ:

1. Danh từ trong cụm từ in đậm là: con trâu.

2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên:

- Đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba" (một số từ, chỉ số lượng).

- Đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy" (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

3. Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

- Danh từ chỉ người: vua.

- Danh từ chỉ vật: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

4. Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ có thể kết hợp với các từ đứng sau: “ấy, này, nọ,…” và kết hợp với các từ đứng trước “những, ba, vài,…

5. Đặt câu:

- Làng tôi nằm khuất sau lũy tre xanh.

- Mẹ ngâm gạo nếp để gói bánh chưng.

- Con trâu đực nặng tới 400kg.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:

1. Các danh từ in đậm:

- Nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị.

- Nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.

2. Thay thế tương tự:

- Thay “con” bằng “chú”, thay “viên” bằng “ông” 

⟹ Đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm.

- Thay “thúng” bằng “rổ”, thay “tạ” bằng “tấn” 

⟹ Đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi vì đó là những từ chỉ số đo, số đếm.

3. Có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng vì:

Danh từ thúng chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác (to, nhỏ, đầy, vơi,…) nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng; các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể nên nếu thêm các từ nặng, nhẹ vào sẽ bị thừa.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (SGK, trang 87):

- Một số danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, bảng, cốc, mèo, chó,…

- Đặt câu: Chú chó có đôi tai rất thính.

Câu 2 (SGK, trang 87):

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, cô, chú, cháu, bác, vị, viên, ngài,…

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, chiếc, tấm, quyển, bức,…

Câu 3 (SGK, trang 87):

a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, dặm, ki-lô-gam, héc-ta, tấn, tạ, yến, lạng,…

b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, thúng, vốc, đấu, sải,…

Câu 4 (SGK, trang 87): Nghe - viết: “Cây bút thần” (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ).

Câu 5 (SGK, trang 87): Lập danh sách:

- Danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, đỉnh,…

- Danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ,  núi, đất, củi, cỏ, bút, tôm cá, sông,…

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Tổng ôn tập MÔN VĂN Lớp 6